Quá trình hình thành lịch vạn niên

Lịch vạn niên là công cụ quan trọng mà con người phát minh, phù hợp với văn hóa phương Đông giúp con người tra cứu ngày giờ tốt xấu trong ngày, tháng hoặc năm. Chuẩn bị cho những sự kiện quan trọng, ý nghĩa nhưng không phải ai cũng hiểu quá trình hình thành lịch vạn niên và phát triển.

Hệ thống lịch

Âm lịch dựa theo chuyển động của Mặt Trăng (các tuần trăng).

Dương lịch dựa theo chuyển động theo mùa, chủ yếu dựa vào chuyển động của Mặt Trời.

Âm dương lịch là lịch được đồng bộ theo cả chuyển động của Mặt Trăng và chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Lịch Do Thái là lịch dựa trên quy luật đó.

Lịch vạn niên một cuốn lịch sử dụng cho nhiều năm và biên soạn ngày tháng năm. Căn cứ theo thuyết ngũ hành âm dương, tương sinh tương khắc, thập nhị chi, cửu cung, bát quái.

Nguồn gốc của Lịch vạn niên

Ra đời từ đất nước Trung Hoa, khoảng 3000 năm trước công nguyên, từ lúc chế độ phong kiếnvà vua chúa còn đang phát triển và dân chúng dựa vào một loại lịch để tính năm tháng.

Theo  lịch sử có ghi chép lại thì cuốn đầu tiên là “Hoàng lịch” năm Bính Tuất, năm thứ tư triều Đồng – Quang nhà Hậu Đường (926). Cuốn sách có ghi chép lại nên làm việc gì và chọn ngày giờ ra sao.

Xuyên suốt chiều dài phát triển từ Hán đến nhà Thanh, có nhiều phương thức soạn thảo Lịch vạn niên, có Lục thập hoa giáp và 24 phương vị liệt kê các hung tinh, cát tinh khác nhau.

Vua Khang Hy nhà Thanh (1662 – 1722) yêu cầu soạn loại lịch tên là “Tinh lịch khảo nguyên”.

Cũng thời nhà Thanh, vua Càng Long  (1736 – 1795), ông lệnh cho nhóm học sĩ biên soạn cuốn “Hiệp kỷ biện phương thư”, giúp cho cuốn Tinh lịch khảo nguyên hoàn chỉnh hơn.

Tiếp đến trong thời nhà Thanh, triều Đạo Quang nhà Thanh (1821 – 1849) có cuốn “Trạch cát hội yếu” do Diêu – Thừa – Dư biên soạn, có 4 quyển, hoàn chỉnh hơn so với cuốn”Hiệp kỷ biện phương thư”.

Như vậy có thể nói 3 quyển Tinh lịch khảo nguyên, Hiệp kỷ biện phương thư và Trạch cát là thời kì sơ khai của Lịch vạn niên Trung Quốc.

“Hiệp kỷ biện phương thư” lịch vạn niên nhiều người biết nhất

Đây là cuốn Hiệp kỷ biện phương thư nhiều người biết và phổ biến nhất trong quá trình phát triển Lịch vạn niên. Chia làm 36 tập, nguồn dữ liệu giúp tòa Khâm Thiên giám biên soạn lịch.

“Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” do Mai Cốc Thành biên soạn,có 2 quyển. Cuốn lịch này không chỉ đa dạng nội dung mà còn có giới thiệu và nói về nguồn gốc, tích chất và quy luật vận động các thần sát.

Dù vậy vì trong lịch sử phong kiến xã hội còn nghèo nàn, nên Hiệp kỷ biện phương thư được in ấn và xuất bản với số lượng ít, theo thời gian dễ bị lỗi thời và mai một.

Cơ sở hình thành Lịch vạn niên ở Việt Nam

Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ văn hóa,lịch sử và với người Việt Lịch vạn niên rất quan trọng, giúp nhân dân xem giờ tốt-xấu.

Qua các thời kỳ phong kiến, lịch ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, giú dự báo thời tiết, quan sát thiên văn và áp dụng vào đời sống nhân dân.

Lịch vạn niên nổi tiếng được ban hành dưới triều Nguyễn (1802 – 1945) là “Ngọc hạp thông thư”. Ngoài ra còn có cuốn “Tăng bổ tuyển trạch thông thư quảng ngọc hạp kỷ”.

Đối với các triều Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, “Khâm định Vạn niên thư” và “Đại Nam Hiệp kỷ lịch” đó là 2 cuốn Lịch vạn niên nhân dân sử dụng nhiều nhất.

Đối với triều Thành Thái (1900) toà Khâm thiên giám soạn có nhiệm vụ biên soạn lịch cho triều đình và nhân dân hàng năm.

Trải qua thời gian phát triển lịch vạn niên dần dần hoàn thiện về nội dung và hình thức. Thiết kế, ban hành ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Ngoài ra, còn có ứng dụng lịch vạn niên giúp chúng ta tiện theo dõi ngày tốt xấu, ngày trọng đại ngay trên điện thoại của bạn.

giotothomnay.com vừa giới thiệu về quá trình hình thành lịch vạn niên chi tiết. Giúp bạn hiểu rõ và từ đó dùng lịch vạn niên áp dụng trong cuộc sống, giúp thành công trong sự nghiệp, gia đạo yên vui.