Quá trình diễn biến lịch sử khi chọn ngày chọn giờ ở nước ta

Văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc cổ đại. Lịch sử đô hộ lâu dài và tác động sâu sắc đến nước ta. Thuật chiêm tinh Trung Quốc ra đời phát triển và lan truyền sang nước ta, cùng các nước các nước phương Đông khác. Vì vậy có thể đánh giá rằng Trung Quốc là nơi khai sinh ra thuật chiêm tinh học và ảnh hưởng lớn cuộc sống văn hóa nhân dân ta.

Thuở xưa,nhân dân ta thường dựa theo các sự vật theo hiện tượng thiên nhiên, từ đó áp dụng vào nông nghiệp. Sách thông chí Trịnh Tiều TQ chép : Đời Đào Đường (Nghiêu) năm 2253 TCN, phương Nam họ Việt Thường cử sứ bộ, qua hai lần phiên dịch sang chầu, dâng con rùa thấn có lẽ sống một nghìn năm, mình dài hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu, ghi việc khi trời đất mở mang, Vua Nghiêu sao chép lấy, gọi là “Quy lịch” ( lịch rùa).

Như vậy trên lưng con rùa là văn sẵn trên mai, lịch nước Việt- dựa theo thiên nhiên và rút ra quy luật về sự tuần hoàn của thời tiết, hay cách gọi khác lịch.

Như vậy có thể thấy “Quy lịch” được các nhà thiên văn nước Việt Thường tìm hiểu và phát triển. Các nhà thiên văn Trung Quốc phát triển lịch nhưng người Việt Thường không theo lịch của Trung Quốc. Sau này một thời gian thì nước ta bắt đầu dùng lịch của Trung Quốc.

(Trích trong “Vài nét về Văn hóa thời Hùng Vương” GS. Bùi Văn Nguyên đăng trong tạp chí Văn học số ra tháng 9,10/1973)

Như vậy từ lich sử xa xưa, ta đã có lịch và qua đó suy luận ra ta cũng đã có thuật chọn ngày. Kể cả khi tiếp thu thuật chiêm tinh trung quốc, ta cũng không tiếp thu toàn bộ, nhất là trong dân gian các tục kiêng cữ có nhiều chỗ khác nhau.

Tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, các nhà tri thức đã có nhiều cải tiến và giúp cho lịch hoàn thiện với nhiều nội dung phonng phú hơn.

Từ sau 8-1945, trải qua 9 năm chống thực dân Pháp, Hiệp kỷ lịch của thời triều nguyễn dần bị lãng quên và số người biết chữ Hán thưa thớt dần. Trong chiến tranh không ai quan tâm đến việc ngày giờ mà chỉ lo chiến đấu. Trai gái yêu nhau, hai gia đình thấy ngày nào thuận tiện, hẹn nhau cưới ngày ấy, ai trong nhà chết thì chôn không để quá 24 giờ.

Các công việc quan trọng trướ khi như xuất hành, hôn nhân, tang tế kể gì ngày giờ Hoàng đạo, Hắc đạo, trùng phục, Trùng tang, trực khai, trực bế. Cuộc sống lúc đó bờ vực cái chết nên không còn ai quan tâm đến chọn ngày tốt, tránh giờ xấu.

Tuy vậy dân gian vẫn có một số câu hỏi ẩn ý về ngày giờ tốt xấu:

Mồng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi còn nhỡ nữa là đi buôn

Một, ba, sáu, tám tuổi Kim lâu
Cưới vợ làm nhà chẳng được đâu

Làm ruộng tháng năm, trông trưng rằm tháng 8.

Cưới vợ xem tuổi đàn bà
Làm nhà xem tuổi đàn ông.

Kính thưa hai họ, hôm nay ngày lành tháng tốt
Mừng cho hai cháu đẹp duyên…

Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba…

Một số cách chọn ngày giờ có ảnh hưởng đến ngày nay như:

5 tháng 5 theo ông bà ta là ngày đẹp nhất cả năm, tục giết sâu bọ, uống rượu nếp, xâu tai cho con gái, hái thuốc vào giờ ngọ:100 loài cỏ quanh vườn.

Mồng 8 tháng 4 ngày cá chép vượt suối Vũ môn hoá rồng, ai thi cử ngày đó dễ công thành danh toại.

Ngày đầu năm, đầu tháng kiêng cự cãi cọ, đổ vỡ, chi tiền, xuất kho.

Ổ gà mới nở, muốn gà con dễ nuôi, chọn giờ con nước: chờ khi nước thuỷ triều xuống sẽ hạ ổ gà xuống.

Các bạn vừa cùng giotothomnay.com xem một số thông tin về diễn biến lịch sử chọn ngày giờ. Phần lớn chịu tác động của Trung Quốc nhưng cũng có một số do triều đình và nhân dân tự sáng tạo ra trở thành bản sắc của người Việt ở hướng Nam.